Kinh nghiệm bán hàng quần áo đạt doanh thu cao

Bí quyết BÁN HÀNG QUẦN ÁO đạt doanh thu cao


1. Có sáng kiến riêng

Các địa chỉ bán hàng quần áo đã “nhan nhản” trên khắp các thị trường lớn nhỏ, vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển dài lâu, bạn luôn cần có những phương pháp tiếp cận khách hàng, chào hàng và giới thiệu sản phẩm mới mẻ, sáng tạo, thể hiện cá tính riêng.

Có 2 điều bạn phải ghi nhớ trong quá trình sáng tạo, lấy nó là kim chỉ nam cho toàn bộ những phương pháp mà bạn nghĩ ra:

a) Khách hàng không mua sản phẩm, họ bỏ tiền ra để mua giá trị sản phẩm.

Ví dụ:

+ Khi mua một chiếc áo hàng hiệu đắt tiền là khách hàng đang bỏ tiền ra để mua sự đẳng cấp.

+ Khi mua một chiếc áo phông đơn giản, dễ mặc là họ mua cảm giác thoải mái, dễ chịu.

+ Khi mua một chiếc áo khoác bông dày dặn, họ mua sức khỏe.

b) Phải xác định được điều mà người mua MUỐN hoặc CẦN, từ đó trình bày để khách hàng hiểu được những giá trị mà sản phẩm mang lại phù hợp với những yêu cầu của họ ra sao.

Ví dụ, khi khách hàng hỏi mua một chiếc áo khoác cho mùa Thu-Đông, bạn cần hỏi han nói chuyện để nắm được vì sao họ lại chọn sản phẩm đó:

+ Khách hàng mua vì đây là xu hướng đang thịnh hành, hãy tư vấn khách bằng những câu: “Mẫu này nhà em rất nhiều người tìm mua, hàng này đang được ưa chuộng lắm, rất hợp mốt.”

+Khách hàng mua để phục vụ công việc, bạn nên nói: “Mẫu này dễ mặc, lịch sự, rất phù hợp để mặc đi làm hay tiếp khách.”

+ Khách mua gì giá rẻ, bạn có thể “tấn công” bằng những câu: “Đợt này là đợt hàng cuối chỉ còn vài chiếc nên nhà em để giá rẻ, không còn chỗ nào rẻ hơn được!”.

Tóm lại, hãy khéo léo tìm ra được giá trị mà khách hàng mong muốn sản phẩm mang lại, tự đó đưa ra những phương án bán hàng phù hợp, thu hút, kích thích hàng vi mua của khách hàng.

2. Có kế hoạch cụ thể trước khi hành động

Làm bất cứ một việc gì cũng cần có kế hoạch cụ thể, bán hàng quần áo cũng không ngoại lệ. Đưa ra một kệ hoạch với từng bước chi tiết sẽ giúp hoạt động bán hàng được thuận lợi và suôn sẻ. Ví dụ: Bạn mở một cửa hàng quần áo cho sinh viên, đến mùa khai trường, nhu cầu mua sắm quần áo lớn dần, bạn cần đặt ra một kế hoạch bán hàng cụ thể.

+ Bước 1: Xác định số tiền mà đa số sinh viên sẵn sàng chi trả để mua quần áo trước kỳ học.

+ Bước 2: Lập danh sách những sản phẩm nằm trong phạm vi chi tiêu đó.

+ Bước 3: Nhập hàng, bày bán sản phẩm. Lưu ý bên cạnh mức giá thì cũng cần quan tâm đến mẫu mã, xu hướng thời trang mà sinh viên ưa chuộng.

+ Bước 4: Lựa chọn những sản phẩm chính để bày ở những vị trí bắt mắt và đưa ra những chương trình ưu đãi hấp dẫn.

+ Bước 5: Dự kiến sẽ chạy chương trình trong khoảng thời gian bao lâu, chi phí thế nào, lợi nhuận mang ở mức nào là đạt.

+ Bước 6: Đưa ra phương án thực hiện chương trình, quảng bá sản phẩm mới.

Như vậy với 6 bước cơ bản trong bảng kế hoạch bán hàng quần áo Thu – Đông trên, bạn sẽ xác định được hướng đi cho cửa hàng, từ đó tiết kiệm thời gian, chủ động hoàn thành công việc và bám sát theo mục tiêu đề ra. Nhờ vậy mà hoạt động buôn bán sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, doanh thu tăng lên nhanh chóng.

3. Biết rõ thứ mình đang bán

Bạn sẽ không bán được hàng nếu như bản thân bạn không nắm được mình đang bán cái gì, và giá trị của sản phẩm trong thực tế thế nào.

Thông tin về sản phẩm sẽ được chia ra làm 2 phần:

– Đặc tính của sản phẩm: màu sắc, chất liệu, cấu tạo, kiểu dáng,…

– Công dụng của sản phẩm.

Ví dụ:

Cùng là một mẫu áo len nhưng cửa hàng có thể nhập về nhiều kích cỡ, màu sắc và chất liệu khác nhau. Điều này đa phần người bán hàng sẽ đều nắm rõ được. Nhưng bên cạnh những đặc tính đó thì người mua còn quan tâm tới điều gì của sản phẩm nữa không? Câu trả lời chính là chất lượng, độ bền, giá trị mà sản phẩm mang lại,… Vì vậy, bạn cũng cần phải nắm được một số thông tin khác như sản phẩm có độ bền ra sao, có thể giặt máy hay không, nên bảo quản thế nào để giữ cho chiếc áo được mới lâu, sản phẩm có thể giữ ấm cơ thể với điều kiện gì,… có như vậy, bạn mới sẵn sàng đưa ra câu trả lời khi khách hàng có thắc mắc.

Kỹ năng bán hàng quần áo và những điều cần lưu ý

8 bước để mở một cửa hàng quần áo

1. Lập kế hoạch kinh doanh vững chắc và rõ ràng: Hãy bám vào thực tế khi viết kế hoạch. Bạn nên đánh giá lợi nhuận ở mức trung bình còn hơn là đưa ra những con số vượt quá khả năng thực hiện. Chú ý nhiều đến mô tả về nhiệm vụ của công ty và các kế hoạch tương lai cũng như cách thức để hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng. Riêng với phần mô tả công ty, bạn có thể đưa ý tưởng về dòng sản phẩm, làm thế nào có sự khác biệt so với các đối thủ khác.

2. Dự trù ngân sách phải ưu tiên hàng đầu trong dự án: Đây là kỹ năng sống huyết mạch trong giai đoạn đầu. Bạn phải vạch ra một số câu hỏi, đại loại như cần bao nhiêu tiền để mở một cửa hàng quần áo hay có nên vay ngân hàng. Sau đó, liệt kê một số chi phí liên quan như vật tư, thiết bị, quảng cáo, tiếp thị, thuê nhà, các khoản phát sinh khác… cộng thêm chi phí vận hành việc kinh doanh trong một năm. Quan trọng hơn nữa là bạn phải là người nắm đợc những kỹ năng bán hàng cần thiết để có thể dự tính được những khoản phí mình phải bỏ ra và bằng cách nào để thu lại số vốn ban đầu cũng như tạo ra lợi nhuận cho việc kinh doanh của mình.

3. Luôn đặt ra câu hỏi: Bạn luôn tự đặt câu hỏi, ví dụ ai sẽ là đối thủ hiện tại và trong tương lai, đối tượng khách hàng hay mức giá đối với bán lẻ và bán sỉ là bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi này, trước hết, bạn có thể xin làm đại lý cho một cửa hàng thời trang. Khi đó, bạn để ý xem cửa hàng đó bán mặt hàng nào và khách hàng muốn mua gì. Bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ về cách thiết kế, phân phối hàng và giá tiền từng loại sản phẩm. Đây cũng là một giải pháp để bạn chuẩn bị xây dựng thương hiệu cho bản thân. Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu tính pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Trước hết, bạn định chọn loại quy mô doanh nghiệp nào, ví dụ liên doanh, tư nhân, trách nhiệm hữu hạn… kế đến là giấy phép kinh doanh, mã số thuế…

4. Giờ đến lúc bắt đầu xây dựng thương hiệu: Chọn một cái tên, miễn là bạn cảm thấy nó độc đáo và dễ nhận biết. Tên thương hiệu và tên công ty nên khác nhau. Ví dụ, tên công ty có thể là biến thể tên riêng của bạn, nhưng tên bộ sưu tập quần áo nên có gì đó sáng tạo hơn và đại diện cho phong cách bạn hướng đến.

Tiếp đến là thiết kế logo. Bạn không nên thay đổi logo thường xuyên vì sẽ khiến khách hàng khó nhận diện ra thương hiệu mà bạn muốn phát triển. Xem thêm: thiết kế shop thời trang đẹp để hút khách hàng.

5. Tạo ra một trang web để quảng bá sản phẩm : Hãy chắc rằng nó trông dễ nhìn và chuyên nghiệp. Trên website, nên ghi rõ địa chỉ liên lạc để trong trường hợp các cửa hàng hay cá nhân muốn gọi cho bạn. Bạn có thể thiết lập phương thức thanh toán qua chuyển khoản trên trực tuyến.

6. Thiết lập mối quan hệ với các trang web và blog : Điều này có thể giúp cho website của bạn gây được sự chú ý từ các trang khác. Ngoài ra, cách này cũng giúp tăng thêm doanh số bán hàng vì được nhiều người biết đến hơn và họ sẽ truyền miệng lẫn nhau.

7. Quảng cáo: Đăng quảng cáo trên báo và website phù hợp với đối tượng khách hàng muốn nhắm đến hay có thể tham gia tài trợ các sự kiện hoặc mời những người nổi tiếng mặc những chiếc áo do bạn thiết kế. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mạng xã hội hay blog riêng để lan tỏa tin tức, sự kiện.

8. Bán hàng tại hội chợ: Tại hội chợ, bạn có cơ hội gặp gỡ các chủ cửa hàng khác và thuyết phục họ mua sản phẩm. Đăng các mẫu quần áo lên website, in catalog và gửi mail thông tin về các loại quần áo đến các chủ cửa hàng khác và khách hàng tiềm năng. Mặc dù, bạn sẽ phải chi số tiền khá nhiều để tham gia, nhưng bù lại là có thể tăng giá trị về mặt doanh số cũng như quảng bá.

Kinh nghiệm bán hàng quần áo bạn cần biết để bán hàng thành công hơn

1. Xác định khách hàng mục tiêu: Trước tiên phải xác định mục tiêu khách hàng ban đầu của bạn là ai, nam nữ già trẻ lớn bé, thanh niên.

Ví dụ như tôi. Tôi chọn chủ yếu hàng nữ và một ít hàng nam, Chất lượng và styles dành cho thanh niên có phong cách ăn mặc sành điệu. Tôi chọn khách hàng kiểu này vì hàng dễ bán và họ cũng không lăn tăn nhiều về giá cả. Vì thế mà lãi trên một sản phẩm là kha khá. (Tôi cũng có ý định bán kèm một số mặt hàng thời trang khác đi kèm như: dây lưng, ví da, kính, dây chuyền, mũ, bốt, giày… những thứ mà sẽ rất phù hợp khi đi kèm với những bộ quần áo mà tôi lựa chọn. Tôi cũng nghĩ khi họ mua quần áo của mình, hoàn toàn dễ hiểu khi họ sẽ chọn những phụ tùng kia để có phong cách hơn. Cái này gọi là sự “ăn theo”)

2. Thời điểm mở shop phải theo mùa: Mở shop vào đầu các vụ, ví dụ muốn bán hàng mùa hè thì mở vào khoảng tháng 4 dương lịch, mùa đông thì nên mở vào tháng 11. Nhưng lưu ý là việc lấy hàng vào đầu vụ phải cẩn thận, mới đầu mùa các mối hàng chưa tung ra nhiều mẫu mới, nhiều khi dính phải hàng tồn. Chỗ quen biết nhiều khi cũng chưa hẳn tốt đến mức mang hàng mới giá hợp lý giao cho bạn đâu. Nếu chọn được nguồn hàng khác lạ thì kể cả hàng năm trước lấy về cũng được.

3. Vốn huy động: Ngoài vốn tự có, như lời khuyên của mình ở trên, nếu bạn có 100-120 triệu, thì bạn nên bỏ 50 triệu ra để mở shop quy mô 80 triệu. 30 triệu còn lại bạn nên đi vay mượn người thân bạn bè (trả lãi bằng lãi suất huy động của ngân hàng hoặc nếu vay không lãi được thì càng tốt). Làm điều này để bạn có thêm sức ép, vốn cũng không bị cụt nếu trong thời gian đầu mới mở chưa hút khách lắm thì còn vốn dự trữ để trang trải chi phí các tháng đầu, lấy hàng cho các vụ sau. Tóm lại, người mới tập tành vào kinh doanh quần áo này thì cần trường vốn chút để dễ bề xoay sở.

4. Chọn địa điểm kinh doanh : Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thu hút khách hàng nhìn thấy và vào cửa hàng (chưa biết có mua hay không). Shop nên có chỗ để xe (tức là tùy xem nơi đó đông đúc thế nào mà có chỗ để xe cũng được mà không có chỗ để xe tức là xác định bán cho dân cư sống quanh đó), đường 2 chiều, hoặc phố nhỏ nhưng nhiều cửa hàng cửa hiệu san sát vì người ta hay mua sắm theo tập quán, khu đông dân cư.

– Nếu nhắm vào đối tượng sinh viên thì chọn các khu đông sinh viên và đã hình thành 1 dãy các cửa hàng phục vụ sinh viên (Ví dụ: Ngõ 1 phố Tôn Thất Tùng chẳng hạn)

– Ở Hà Nội thì có thể chăm chỉ lên các diễn đàn, trang web rao vặt như lamchame.com, enbac.com,… để làm marketing online nhằm thu hút các khách ở xa tìm đến mua.

5. Nguồn hàng: Dù là trước mắt hay lâu dài, tìm được nguồn hàng tốt cũng là điều cực kỳ quan trọng. Việc này mình cũng không biết thế nào mà nói rõ hết cho bạn biết được mà cần có sự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình bạn giao dịch.

Vì lý do này mà mình khuyên bạn nên thâm nhập từ từ vào ngạch kinh doanh thời trang để có kinh nghiệm. Ban đầu có thể bán hàng online  quy mô nhỏ (đừng nghĩ đến việc giao tận nơi nếu như không có khả năng đảm nhận – ở đây chỉ là quảng cáo online để khách họ đến). Sau đó nâng cấp thành shop nhỏ là hợp lý và là bước đi vững chắc.

6. Cửa hàng: Bạn phải thiết kế sao cho đẹp và sao cho tiện khách xem hàng cũng như thử đồ là một yếu tố quan trọng. Yếu tố ấn tượng sẽ tạo được sức thu hút ban đầu. Tôi thấy ở HN có rất nhiều cửa hàng thiết kế rất cá tính và rất rẻ (bạn mà ko lưu ý về chuyện giá thành của viêc làm mới cửa hàng của bạn, nó sẽ ngốn rất nhiều tiền đấy). Phong cách thiết kế phải tạo ra được sự sang trọng mà phải gần gũi, tạo sức tò mò mà không khó hiểu.

– Bạn cũng nên lưu ý về chỗ để xe và chỗ thử đồ nữa. Cái này cũng rất quan trọng, không phải với mình, mà là với khách hàng.

7. Chất lượng và dịch vụ:- Bạn cũng có thể phải quan tâm tới yếu tố thời trang và độ bền của sản phẩm. Mua về được sản phẩm mà mọi người thích không phải là dễ, đòi hỏi bạn phải có con mắt nghệ thuật và am hiểu tâm lý khách hàng.

Cũng đòi hỏi bạn phải kiếm được nguồn hàng tốt, tốt không chỉ về giá mà còn tốt cả về những chất lượng nữa.

– Dịch vụ: Bạn phải là người tiếp chuyện khách hàng tốt. Đưa ra những lời khen hợp lý về những gu thẩm mỹ tốt của khách hàng. Cách bạn quan tâm tới xe cộ của khách hàng cũng khiến cho khách hàng hài lòng.

– Bạn có thể tăng thêm các dịch vụ kèm theo như tôi đã nói ở trên, bán kèm hoặc tặng phụ kiện cho quần áo, phụ kiện điện thoại, nhẫn vòng, dây lưng, kính mát …

8. Quản lý cửa hàng: Sau một thời gian kinh doanh: lượng khách hàng nhiều, giao dịch nhiều, thuê nhân viên bán hàng, cảm thấy khó khăn trong quản lý sổ sách excel, cũng như bạn có một số băn khoăn như:

– Bạn không xác định được doanh thu lãi lỗ?

– Bạn băn khoăn không biết hàng còn hay hết?

– Bạn cảm thấy mệt mỏi với việc cộng sổ sách?

– Bạn không rõ chính xác mặt hàng nào bán chạy, bán chậm?

– Bạn luôn phải nhớ nợ nần của nhà cung cấp, khách hàng?

– Bạn nghi ngờ nhân viên không trung thực trong bán hàng?

– v.v..

Lúc này bạn nên cần tham khảo một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách (nhiều khi không chính xác), mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiêp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của shop…

Các tìm kiếm liên quan đến kinh nghiệm bán hàng quần áo

kinh nghiệm bán quần áo nam

kỹ năng bán quần áo

kinh nghiệm bán quần áo ở chợ

cách buôn bán quần áo online

cách tư vấn cho khách hàng mua quần áo

cách thuyết phục khách hàng mua quần áo

kinh doanh quần áo có lãi không

công thức tính giá bán quần áo


Bạn đang có nhu cầu thiết kế Shop, Cửa hàng, thiết kế nội thất nhà hàng... Hãy liên hệ ngay với đội ngũ KTS An Việt để có được những mẫu thiết kế đẹp và độc đáo. Dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng tốt nhất

THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT ABC

Email: ctthietkeanviet@gmail.com

Hotline: 0961 009 195

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC